Trang chủ , Lịch sử hình thành Chùa Pháp Vân Hà Nội

Lịch sử hình thành Chùa Pháp Vân Hà Nội

Mái chùa cong bình yên giữa phố thị, nơi thờ một trong Tứ Pháp là sự giao thoa giữa Phật Giáo với tín ngưỡng độc đáo của người Việt. Chùa Pháp Vân giữa sự  ồn ào của thủ đô Hà Nội vẫn mang một vẻ thanh bình ở chốn cửa thiền, hãy một lần tới thăm để tìm thấy sự an yên trong tâm hồn.

Thăm chùa Pháp Vân

Chùa Pháp Vân nằm ngay ở mặt đường giải phóng một trục đường lớn nối cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội, luôn tấp nập náo nhiệt bởi dòng người qua lại nơi chùa tọa lạc 1299 đường Giải Phóng  thuộc phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội.

 

Cổng tam quan cao 3 tầng mặt trước Chùa Pháp Vân Hà Nội

Cổng tam quan cao 3 tầng mặt trước Chùa Pháp Vân Hà Nội

Cổng tam quan cao 3 tầng mặt sau Chùa Pháp Vân Hà Nội

Cổng tam quan cao 3 tầng mặt sau Chùa Pháp Vân Hà Nội

 

 

 

Kiến trúc mái uốn cong khắc rồng phượng cổng tam quan Chùa Pháp Vân

Kiến trúc mái uốn cong khắc rồng phượng cổng tam quan Chùa Pháp Vân

 

 

Kiến trúc chùa Pháp Vân Hà Nội

Kiến trúc chùa Pháp Vân Hà Nội

 

Ngay trên mặt đường giải phóng là cổng tam quan uy nghi, cao ba tầng mái uốn cong, khắc hình rồng phượng, phía tầng trên có treo một quả chuông đồng lớn , cổng tam quan chỉ mở khi chùa diễn ra cac buổi lễ lớn, bình thường du khách tham quan bằng cổng phụ bên trái.  Bước qua tam quan mọi ồn ào của phố xá mọi nhịp sống hối hả như được lắng lại để nhường chỗ cho sự bình yên của nơi thiền tự.

Khuôn viên chùa pháp vân 1299 đường Giải Phóng Hà Nội

Khuôn viên chùa pháp vân 1299 đường Giải Phóng Hà Nội

 

 

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát

 

Hài hòa kiến thiết xây dựng và không gian thiên nhiên Chùa Pháp Vân

Hài hòa kiến thiết xây dựng và không gian thiên nhiên Chùa Pháp Vân

Chùa Pháp Vân trước kia còn có tên là Long Hưng một cái tên thường xuất hiện vào thời Lý, khi vua Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La và đặt tên kinh thành  mới là Thăng Long . Không ai biết chính xác ngôi chùa được xây dựng vào năm nào nhưng theo bia cũ còn lưu giữ lại ở chùa khi việc trùng tu ngồi chùa vào thời vua Thành Thái thì đến nay chùa Pháp Vân cũng có hơn 100 năm . Ngôi chùa Pháp Vân khang trang bề thế hiện nay là kết quả của lần xây dựng được khởi công vào năm 2010 năm kỷ niệm 1000 năm thăng long Hà Nội .

Về mặt kiến trúc tổng thể Chùa Pháp Vân trước hết là Tam Quan và sau đó là Chính Điện sau Chính Điện là nhà tổ và hai bên là Tăng Xá .

Kiến trúc tổng thể Chùa Pháp Vân

Kiến trúc tổng thể Chùa Pháp Vân

 

 

Ngôi chùa cổ và Nhà Mẫu đấy là cái kiến trúc cổ từ xưa và chùa có không gian thiên nhiên với cái nhu cầu thiết yếu để kiến thiết xây dựng .

Ngôi Chùa Cổ Chùa Pháp Vân 1299 đường Giải Phóng Hà Nội

Ngôi Chùa Cổ Chùa Pháp Vân 1299 đường Giải Phóng Hà Nội

Chùa mang tên Pháp Vân bởi nơi đây thờ Pháp Vân một trong tứ Pháp theo tín ngưỡng của Người việt . Tín ngưỡng thờ Pháp Vân là tín ngưỡng thờ 4 vị thần tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất nông nghiệp của người việt xưa đó là Pháp Vân tức Thần Mây , Pháp Vũ tức Thần Mưa, Pháp Lôi tức thần Sấm , Pháp Điện tức Thần Chớp . 4 vị thần trong tín ngưỡng dân gian đã được tôn phong là phật điều này được thể hiện sự giao thoa giữa đạo Phật và tín ngưỡng bản địa ngay từ buổi bình minh khi phật giáo từ ấn độ du nhập vào Việt Nam .

 

 

 

 

 

Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp xuất hiện từ đầu công nguyên khở phát từ vùng luy lâu Thuận Thành Bắc Ninh ngày nay cũng là cái nơi đầu tiên của đạo phật du nhập vào nước ta. Câu chuyện sự ra đời của Tứ Pháp chính là câu chuyện huyền tích từ sự thai sinh gián tiếp giữa cô gái vùng Luy Lâu tên là Man Nương với vị thiền sư ấn độ truyện kể rằng khi xưa Luy Lâu là khu nơi dân cư đông đúc có nhiều vị cao tăng từ xứ thiên trúc Ấn Độ tới truyền đạo trong đó có thiền sư Khâu Đà La

 

 

Tín ngưỡng thờ Pháp Vân là tín ngưỡng thờ 4 vị thần tự nhiên

Tín ngưỡng thờ Pháp Vân là tín ngưỡng thờ 4 vị thần tự nhiên

 

 

Một lần Man Lương cô gái tới chùa học đạo ngủ quên bên thềm và vị thiền sư vô tình bước qua người Man Lương khiến nàng có thai sau khi hạ sinh một bé gái Man Lương đã bồng con mang trả lại cho vị thiền sư nhà sư mang đứa bé đến cây dâu cổ thụ bên song niệm thần trú và lấy thiền trượng gõ vào gốc cây, gốc cây liền nứt ra vị thiền sư đặt đứa bé vào trong đó và vết nứt dấn khép lại thiến sư Khâu Đà La trao cây thiền trượng cho Man Lương và dặn khi nào hạn hán cứ cắm cây gậy xuống đất đọc lời cầu nguyện sẽ có mưa năm ấy trời đại hạn Man Lương đem cây gậy ra thửi quả nhiên thấy ứng nghiệm thế rồi sau một lần mưa to gió lớn cây dâu mà thiền sư Khâu Đà La gửi con bị đổ xuống được thần dân báo mộng lấy gỗ tạc tượng thờ sẽ được hưởng phúc lớn, nhân dân đã tạc được 4 pho tượng đặt tên là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện rồi đem thờ ở 4 ngôi chùa xung quanh thành Luy Lâu sau đó tín ngưỡng thờ tứ pháp dần lan rộng ra nhiều địa phương khác ở vùng đồng bằng bắc bộ như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nam .

Hình tượng Tứ Pháp Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện là sự giao thoa giữa văn hóa Phật Giáo với văn hóa bản địa với tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng bản địa được Phật hóa được bồ tát hóa được thần linh hóa tứ pháp có thể nói vừa là phật vừa là thần vưa là bồ tát vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của cộng đồng cũng là cái khát vọng tinh thần hội tụ của văn hóa và cấu kết được nhân tâm tứ pháp nó như một mô hình mới về văn hóa ở tại nơi đất việt thời kỳ đầu khi phật giáo truyền đến Việt Nam và Tứ Pháp đó được nhân rộng qua các thời kỳ . Tứ pháp chính là sự sáng tạo đặc biệt của Việt Nam là Phật giáo được việt hóa gần gũi với văn hóa bản địa gắn liền với đời sống nông nghiệp của cư dân vùng châu thổ sông hồng . Cũng vì thế ở những ngôi chùa tứ pháp chủ yếu là lễ cầu mưa lễ cầu tạnh và rước giao hiếu. Những dịp này cư dân tới lễ để mong cầu mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu cuộc sống ấm no và lễ hội tứ pháp không chỉ là một lễ hội của chùa mà còn là lễ hội làng mang bản sắc văn hóa Việt vùng đồng bằng bắc bộ.

Chùa Pháp Vân sau khi được xây dựng lại có quy mô lớn hơn so với chùa cũ trên khuân viên rộng hơn 7000 m2, bước qua cổng chùa các bạn sẽ thấy bất ngờ với khuân viên bên trong rộng rãi , sân chùa rộng với hai hàng cây lớn trước Đại Hồng Bảo Điện ( Điện chính ) ,  bước qua 13 bậc thang nối sân với điện thời chính là bức tượng phật thếp vàng với hai bên là bức tượng tì hưu bằng đá,  ngoài nơi đặt tượng thờ Pháp Vân chùa còn có các khu thờ chính như:  Chính Điện , Nhà Tổ, Nhà Mẫu . Chùa Pháp Vân hiện nay tuy được xây mới nhưng trong cái hiện đại vẫn có nét kiến trúc chùa việt truyền thống , trong không gian mỗi khu thờ chính đều rộng rãi cao đẹp .

 

 

 

 

 

Bên trong Khu Chính Điện ở chính giữa nơi cao nhất là thờ phật,  xây dựng bề thế với tượng phật khá đồ sộ mỗi một bức tượng như một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật vừa mang sự linh thiêng của bậc giác ngộ nhưng cũng vừa như khắc họa phản ánh suy nghĩ tâm tưởng của chúng sinh . Thành tâm trước ban phật tổ các phật tử cũng như người dân như tìm thấy sự nương nhờ đức phật , như tìm thấy sự bình an giữa cuộc sống bộn bề muôn kiếp trầm luôn nơi trần gian .

Khu Chính Điện Chùa Pháp Vân

Khu Chính Điện Chùa Pháp Vân

 

 

Trước chính điện pho tượng lớn nhất tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni , tiếp đó là bức tượng A Di Đà , và bức tượng Bồ Tá Quán Thế Âm , Bồ Tát Đại Thế Trí , hai bên phía trước nữa là Bồ Tát Văn Thù , Đức Bồ Tát Phổ Hiền và Bức Bồ Tát Địa Tạng . Các vị bồ tát tượng trưng cho các đức tướng hạnh nguyện của các vị phật khi các ngài còn hành bồ tát đạo. Phía sau là ban thờ các vị sư tổ, Trụ trì của chùa là đại đức Thích Thanh Huân . Khuôn  viên chùa Pháp Vân được xây dựng 2 tầng một tầng âm dưới mặt đất  tầng trên để ban thờ , nhằm tránh thời tiết nồm ẩm tại miền bắc , toàn bộ cột trống được làm bằng đá , được trạm khắc tỉ mỉ, họa tiết rồng phượng , mái ngói vút cong, phía trên là lưỡng long trầu mặt nguyệt

 

Tượng Phật Chùa Pháp Vân Hà Nội

Tượng Phật Chùa Pháp Vân Hà Nội

 

 

 

 

 

 

Qua một sân nhỏ phía sạu Đại Hồng Bảo Điện là nhà thờ mẫu. Cũng như nhiều ngôi chùa miền bắc hiện nay Chùa Pháp Vân không chỉ thờ phật mà còn thờ mẫu gian nhà mẫu của Chùa Pháp Vân khá rộng hệ thống tượng thờ ở đây rất khiêm nhường không đồ sộ như ở khu chính điện nhưng phần lớn tượng thờ ở khu nhà mẫu lại là những bức tượng cổ trong đó có những pho tượng đã hơn trăm năm , những pho tượng nhỏ nhưng nét trạm khắc rất tinh sảo và có hồn đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật phản ảnh vẻ đẹp của điêu khắc dân gian xưa với sự tài hoa của những bậc nghệ nhân thủa trước mà các thế hệ nghệ nhân bây giờ ít ai sánh bằng .

Nhà thờ mẫu Chùa Pháp Vân Hà Nội

Nhà thờ mẫu Chùa Pháp Vân Hà Nội

 

 

 

 

 

 

Các pho tượng tạc từ hơn 100 năm từ trước cả thời Thành Thái ngoài ra không gian ở chùa có tượng Phật cũng trên 100 năm , tượng mẫu theo hình dáng của tượng tạc cũng lưu lại được trên dưới 100 năm , tượng tổ cũng như vậy và bây giờ một số bia ở chùa khoảng 140 năm .

 

 

Chùa Pháp Vân được xây dựng khá lớn với nhiều hạng mục, không chỉ là không gian tâm linh đáp ứng nhu cầu lễ phật của nhân dân mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng . Đặt chân tới chùa Pháp Vân phật tử cũng như nhân dân và du khách muôn nơi không chỉ tìm thấy không gian tĩnh lặng tôn nghiêm của phật pháp mà còn hiểu hơn về hiện tượng sáng tạo của người Việt xưa khi đưa tục thở 4 vị thần tự nhiên Mây Mưa Sấm Chớp đã được nhân hóa thành 4 nữ thần và được tôn thờ thành phật để Phật giáo và tín ngưỡng bản địa được hòa hợp sự sáng tạo này đã để lại một tín ngưỡng độc đáo trong đời sống tâm linh của người việt không chỉ xưa kia mà trong cả xã hội hiện đại ngày nay đều hướng con người tới lẽ sống nhân bản hướng thiện vì một cuộc sống bình yên tốt đẹp hơn.

 

Note: Tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của nhà chùa nhưng không phải có hướng dẫn viên, ở Chùa Pháp Vân  các bạn thanh niên có hướng dẫn bằng mã QR có thể đọc hiểu được lịch sử của chùa.

 

Mã QR Lịch Sử Chùa Pháp Vân